Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020
Ai gây thiện cảm khi du lịch phượt xa không quên chụp ảnh?
Giải ảnh du lịch Royal Geographical Society: Vui phượt xa không quên chụp ảnh
Đoạt giải ở hạng mục “Ảnh đơn sắc” là album người lái đò trên sông Trường Giang (Trung Quốc) của anh Jino Lee người Singapore. Lúc còn trẻ, Jino là một nhạc sĩ, sau đó anh chuyển sang làm… kỹ sư, rồi mới bỏ nghề để học nhiếp ảnh. Jino đam mê đi du lịch, và tuy gia nhập làng nhiếp ảnh khá trễ, tài năng của Jino đã giúp anh trở thành giáo viên của hội ảnh Canon ở Singapore.
Năm nay, mục “Câu chuyện hoang dã” có nhiều nhiếp ảnh gia xuất sắc quá nên ban giám khảo trao giải cho 2 người thay vì 1. Đầu tiên là anh Jasper Doest, người Netherlands, với series chụp cảnh khỉ tuyết tắm suối nước nóng ở Nhật Bản (nghe đâu đây là loài khỉ sạch nhất thế giới). Jasper yêu động vật và thiên nhiên, anh nổi tiếng với những tấm ảnh chụp động vật rất tao nhã.
Người thứ 2 thắng ở mục “Câu chuyện hoang dã” là anh Johnny Haglund người Na-uy. Johnny là người chuyên đi du lịch phượt hơn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bộ ảnh chụp gia đình hành nghề săn cá sấu tại Mỹ của Johnny không nhẹ nhàng như ảnh chụp khỉ tuyết của Jasper, nhưng nó trực tiếp, chân thực, cho người xem thấy được hiện trạng cuộc sống của những ai đang kiếm cơm bằng nghề săn bắn tại các vùng hẻo lánh hơn ở nước Mỹ.
Với bộ ảnh chụp các cô cậu bé chơi trượt ván skateboard tại một nhà kho bỏ hoang ở Kolkata, Ấn Độ; anh Gavin Gough đứng nhất trong hạng mục “Loại hình văn hoá mới & loại hình văn hoá đang mai một”. Gavin là người Anh, nhưng bỏ xứ qua Thái Lan định cư. Giống Johnny, Gavin chuyên đi du lịch bụi, còn cái máy ảnh chỉ là công cụ hỗ trợ. Nhưng tài năng và lòng yêu thích các nền văn hoá khác nhau đã biến Gavin thành nhiếp ảnh gia cho nhiều tổ chức nhân đạo, tổ chức từ thiện phi lợi nhuận.
Tác giả bức ảnh chụp thành phố New York này là Tom Pepper của xứ sương mù. Tom là sinh viên… trường Y, không có ý định bỏ nghề bác sĩ, nhưng khoái làm nhiếp ảnh gia nghiệp dư khi rỗi. Lúc Tom thực tập tại New York, mỗi lần không phải trực ở bệnh viện là anh vác máy ảnh đi chụp hình, series về New York đã giúp Tom giành giải nhất cho hạng mục “Tài năng mới.”
Bé Johnathan Rystrom, 14 tuổi, thắng giải “Nhiếp ảnh gia trẻ”, là người Đan Mạch với series chụp thành phố Dubrovnik, Croatia. Em bắt đầu khoái nhiếp ảnh khi ông nội đưa em đi du lịch châu Phi vài năm trước đây. Johnathan chụp series này bằng cái máy ảnh DSLR mượn của bố; khi lớn, em muốn làm luật sư, lý do là để kiếm nhiều tiền hòng mua một chiếc máy camera thật xịn!
Thắng ở hạng mục “Dưới 14 tuổi” là bé Patria Prasasya 10 tuổi người Indonesia, với series chụp hoạt động của một vương quốc kiến. Yêu khoa học tự nhiên, nhiếp ảnh, và… cờ vua; cô bé phải sắp xếp thời gian để nghiên cứu cả 3 thứ. Ước mơ của bé là “Đi khắp nơi để chụp ảnh và khoe mọi người”
Vậy người thắng giải danh giá nhất “Nhiếp ảnh gia du lịch của năm”, là ai? Là Timothy Allen người Anh. Timothy lấy bằng cử nhân Động vật Học tại Leeds University, nhưng vừa tốt nghiệp xong là anh sang Indonesia (cũng như các nước lân cận) du lịch. Mê du lịch quá, anh quăng xừ bằng cấp của mình và ngao du sơn thuỷ trong 3 năm. Anh chụp ảnh trong mỗi chuyến đi, rồi dần dà anh nghiện nhiếp ảnh lúc nào không hay. Hiện nay Timothy làm việc cho tờ Telgraph, Independent, và hãng Axiom Photographic. Anh thắng giải nhờ 3 series xuất sắc: chụp đền thờ Hồi giáo đắp bằng bùn ở Djenne, Mali (trong ảnh), cuộc sống của tộc người Dogon, Châu Phi, và cuộc sống của người Bhutan.
Sẽ có bài riêng về Timothy và các bộ ảnh của anh trong thời gian sớm nhất có thể. Trong lúc chờ, ai đấy đang ngứa ngáy tính đi du lịch thì nhớ hãy chụp nhiều ảnh đẹp nhé!
Như đã hứa! (cập nhật bộ ảnh của Timothy)
Timothy Allen: ai dễ gây thiện cảm mới dễ chụp ảnh khi du lịch
Như đã hứa, đây là bài tổng hợp để các bạn tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh gia Timothy Allen – người đoạt giải cao nhất trong cuộc thi ảnh du lịch năm 2013. Anh Timothy làm việc cho mục “Human Planet” của đài BBC cũng như nhiều tờ báo nổi tiếng khác của xứ sương mù, là người có biệt tài chụp hình những cá nhân sống biệt lập và các bộ lạc hẻo lánh, bí quyết của anh là gì?
“Nói nôm na thì, tôi chẳng phải týp người có thể ‘cầm máy ảnh xông pha’ vào mọi tình huống. Tôi thường cảm thấy rất khó xử khi phải chụp ảnh người nào đó nếu anh ta/cô ta không cho phép trước.” Timothy giãi bày.
“May mắn thay, tôi thật tình say mê (và muốn tìm hiểu về) cuộc sống của người khác ngay cả lúc tôi không chụp ảnh, và tôi nghĩ họ biết được điều đó khi ở bên tôi. Nếu cảm nhận rằng có người nào không tin tưởng mình thì tôi sẽ không tự động chụp ảnh họ làm gì, bởi sự nghi ngờ chẳng phải là thứ cảm xúc mà tôi muốn thể hiện trong tác phẩm mình chụp nên…”
Vì bản tính dễ hòa đồng, dễ gây thiện cảm, Timothy có thể du lịch đến
khắp nơi và chụp lại các bộ lạc/các tộc thiểu số, cũng như những nền
văn hóa ít người biết tới. Timothy gửi 4 series ảnh cho hội đồng chấm
giải ảnh du lịch, trong đó gồm 2 series màu và 2 series đen trắng.
Series chụp cô Emma ở Wales là series màu đầu tiên, Timothy kể “Hai
tháng trước tôi vác ba-lô đến một vùng hẻo lánh nằm ở phía Tây xứ Wales
để chụp cô Emma Orbach. Người phụ nữ 59 tuổi này đã sống một mình trong
khu rừng biệt lập được hơn 13 năm. Cô nói với tôi rằng sau khi tôi công
bố series ảnh trên các phương tiện truyền thông, mấy nhà sản xuất của sô
nào đó đã mời cô tham gia vào chương trình của họ. Và tôi mừng vì cô đã
từ chối.”
Series màu tiếp theo của Timothy là series chụp người dân Bhutan, anh kể về lý do mình khăn gói đến vùng đất này “Tôi nói thật nhé. Tôi đến Bhutan vì tôi đã thử đánh lên ô tìm kiếm của Google ‘quốc gia nào là đất nước hẻo lánh nhất trên thế giới’. Cái này dẫn đến cái kia để rồi cuối cùng tôi bỏ ra cả năm trời chu du từ vùng Kashmir thuộc phía Tây Himalaya đến Nagaland ở phương Đông xa xôi. Chuyến đi đó đã hâm nóng niềm đam mê của tôi với cuộc sống thêm lần nữa, bởi quả thật là thế giới này có rất nhiều người đáng mến.”
Series tiếp theo anh gửi cho hội đồng giải du lịch là series đen trắng, chụp lại hoạt động đắp bùn cho đền thờ Hồi Giáo (xây bằng bùn) ở Djenne, Mali. Anh kể “Thành phố bùn huyền thoại của đế chế Mali. Tôi chụp hình ngay vào dịp tu sửa thường niên của ngôi đền vĩ đại ở Djenne, nó là một kiến trúc tuyệt vời, vươn cao sừng sững qua khỏi các mái nhà trong thành phố và xây hoàn toàn từ bùn và gỗ cọ…
…Nói cho cùng thì tôi cũng có vài kinh nghiệm với mấy kiểu lễ hội vương vãi bùn đất. Tuy nhiên, chưa lễ hội nào từng hấp dẫn tôi vì cái “uy tín” lấm bùn đặc trưng của nó, nhất là khi công việc chụp ảnh yêu cầu bạn phải mang theo một mớ ống kính bóng loáng đắt tiền (nhân tiện nói thêm, tôi nhận ra rằng đem theo một bộ đồ nghề lau chùi máy ảnh luôn hữu ích).”
Tiếp đến, Timothy khăn khói đi gặp bộ lạc Dogon và chụp series thứ 4.
“Chúng tôi là khách mời của bộ tộc Dogon, và họ đặt ra nhiều luật lệ
rất nghiêm ngặt. Chúng không chỉ là những luật thực tế như tiết kiệm
nước hay vắt giò chạy về nhà khi bạn thấy đám bụi vàng xuất hiện ở đường
chân trời. Có những điều luật thuộc về tâm linh tại đây. Chụp hình bộ
tộc Dogon quả thật rất thú vị. Các con đường xuyên suốt ngôi làng thì
ngổn ngang đá, thật chẳng thích hợp để dân du lịch đi qua đi lại mỗi
ngày hòng chụp ảnh, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ thì càng mệt – một điều
cô bạn Cecilia chung đoàn với tôi đã nếm trải trong nhiều trường hợp.
Người dân liên tục hét “sacre!” để cản bước cô. Phụ nữ không được vào
đó! Mấy tảng đá kia là đá thiêng… mấy tảng khác thì được… Đừng đụng vào
bó gỗ… Không được dùng đuốc ở một số khu vực sau khi trời tối.”
Xem xong hình có ai muốn lần đến nơi xa xôi, nơi dính bùn, và nơi xài toilet tự đào để chụp ảnh không nhỉ?
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018
Lụa Là - Cái tên lấy cảm hứng từ bài hát Dáng Em Lụa Là
Lời bài hát Dáng Em Lụa Là
Điệp khúc
Tiểu sử ca sỉ|nhạc sỉ Lương Bằng Quang
Tiểu sử ca sỉ Ngọc Anh
Sự nghiệp ca nhạc
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018
Nhật ký LUALA CONCERT: Đám cưới, hip-hop, và ngày nhà giáo
Thứ Bảy, 19. 11, lúc 15h – 17h
Hôm nay dàn nhạc bắt đầu hơi muộn.
Thứ bảy, trời rất trong xanh, rất nhiều đôi đi chụp ảnh cưới. Hai bạn này lấy luôn dàn nhạc LUALA làm nền, chắc để ảnh cưới trông có vẻ Châu Âu. Rất thú vị khi dàn giao hưởng ủng hộ đôi vợ chồng bằng bài Wedding March (không biết hai bạn có nhận ra không!). Khi diễn xong, violinist Nguyễn Khắc Thành còn lịch sự giơ tay vẫy chào cô dâu chú rể.
Hôm nay không được đông như tuần trước, chắc do nhiều người bận đi thăm thầy cô. Nhưng dường như sau tuần đầu tiên thì LUALA concert đã thu hút được một lượng khán giả quen thuộc. Mọi người rất ý thức khi nhường chỗ ngồi cho người già, trẻ em, và phụ nữ mang thai.
Dàn giao hưởng gây khá nhiều tò mò cho người đi đường. Hôm nay, cả một chiếc xe buýt dừng lại khoảng 30 giây để các hành khác trên xe có thề nhìn thấy dàn nhạc qua cửa kính. Cảm ơn bác tài nhe!
Khi dàn giao hưởng chơi một điệu valse, có hai chị rất dễ thương đứng lên nhảy theo nhạc một cách ngẫu hứng. Cả hai được rất nhiều người ủng hộ. Tôi nghĩ, nếu bạn đang để ý một ai đó, sao không tìm một chỗ trống gần dàn nhạc và mời người đấy nhảy với mình một bài?
Không gian xung quanh LUALA concert bắt đầu đông dần; và cũng như tuần trước, họ tạo ra một nhà hát nhỏ ngay tại đây.
Ngồi nghe tầm nửa chương trình thì có một bạn nam chạy đến. Lúc đầu tôi tưởng bạn trẻ ấy lên chụp ảnh cùng dàn nhạc, nhưng hóa ra bạn ấy biểu diễn nhày Hip Hop trên nền nhạc cổ điển. Đến bản nhạc tiếp theo, một bạn khác cũng chạy lên để nhảy Hip Hop. Ban đầu nhiều khán giả còn tỏ ra thích thú, nghĩ rằng đó là một sự ngẫu hứng. Nhưng đến bản nhạc thứ ba, một bạn nữa cũng lên biểu diễn, thế là một bác trung niên phải chạy tới để góp ý. Các thành viên của dàn giao hưởng thì vẫn cười rất tươi trước “sự kiện” trên, và xem nó giống như một phần của việc biểu diễn trên phố.
Sau đó nhóm bạn trẻ nhảy Hip Hop tụ họp lại và biểu diễn bên cạnh dàn nhạc, thu hút được khá nhiều người tò mò. Nhưng nhóm này hơi vô ý khi vỗ tay cổ vũ nhau lúc dàn nhạc đang chơi; vậy mà những người chơi nhạc không hề bị ảnh hưởng; thật đáng khâm phục!
Được một thời gian thì khán giả có vẻ khó chịu với họ. Thế là sau vài bản giao hưởng nữa, nhóm tự giải tán. Cá nhân tôi thấy việc các bạn Hip Hop đến biểu diễn với dàn nhạc, trên nền nhạc khá thú vị. Nhảy Hip Hop là một nét văn hóa đường phố, còn nhạc giao hưởng vốn được chơi trong nhà hát lớn. Nay hai loại hình gặp nhau, ắt là có những cái “va” nhau; tuy nhiên mọi việc sẽ được điều chỉnh tốt thôi, theo thời gian, trong một tinh thần tôn trọng nhau và tinh thần của những người yêu nghệ thuật thực thụ.
Chủ Nhật, ngày 20. 11, lúc 10h – 12h
Vào các buổi trình diễn trước đây, dàn nhạc luôn mặc sơ mi hoặc váy đen, trông rất chỉnh tề; riêng sáng Chủ Nhật 20. 11 thì dàn nhạc mặc quần áo rất giản dị. Có lẽ đây là một thí nghiệm của dàn nhạc để tạo ra một không khí thân thiện hơn? Sáng Chủ Nhật này trời nắng khá gắt, nên dàn nhạc được hỗ trợ thêm ô che.
Cũng sáng Chủ nhật nên nhiều gia đình mang các bé đi nghe nhạc cổ điển.
Khán giả đến không đông so với hôm qua, nhưng số lượng các bé thiếu nhi lại tăng vượt trội.
Nghệ sĩ Xuân Huy luôn biểu diễn hết mình, thật xứng đáng với vai trò chỉ huy dàn nhạc. Như thông lệ, sau khi chương trình kết thúc, violinist Xuân Huy và violinist Nguyễn Khắc Thành bắt tay nhau rất lịch sự.
Trời nắng quá nên khán giả tiến đến cạnh dàn nhạc để mượn ô trú. Thật là thú vị: một sự giao lưu khá thân thiết giữa những người chơi nhạc và khán giả.
Chủ Nhật, ngày 20. 11, lúc 15h – 17h
Chiều chủ nhật đông hơn sáng Chủ nhật. Dàn nhạc lúc này lại mặc áo/váy đen khá chỉnh tề. Hôm nay không bị sự cố nhóm nhảy hiphop như hôm qua nữa, dàn nhạc chơi say sưa, phong độ cực ổn định và chuyên nghiệp. Bản Tango “Por Una Cabeza” – từng được chơi hôm ra mắt báo chí – cũng là bản được khán giả yêu thích nhất.
Tôi chú ý ngay từ đầu bạn trẻ này, hình như bạn ấy bị khuyết tật. Bạn lắc lư theo nhạc rất đúng nhịp, thậm chí còn dùng máy ghi âm ghi lại nữa. Nhiều người nhìn bạn một cách rất trìu mến.
Hôm nay, gia đình và bạn bè của nghệ sĩ Nguyễn Khắc Thành cũng đến xem.
Cậu bé đi theo dàn nhạc tuần trước hôm nay cũng xuất hiện, cùng với bố là contrabassist bên cạnh. Cậu cũng ngồi và làm điệu bộ như đang kéo contrabass. Ông bố thỉnh thoảng quay ra cười với con trai. Tôi nhớ đến bốn câu thơ cuối bài “những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì/ Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?/ Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận/ Cha gặp lại mình trong ước mơ con.
Hai ca sĩ Hồng Nhung và Mỹ Linh cũng có mặt trong buổi biểu diễn hôm nay; họ cũng đi xem biểu diễn giao hưởng đường phố như bao khán giả khác.
Hôm nay là ngày nhà giáo Việt Nam 20. 11, nên học trò của violinist Trần Quang Duy đến tặng hoa cho thầy.
Trong dàn nhạc LUALA chắc chắn sẽ có những người thầy (dạy nhạc). Và tôi tin rằng họ đều là những giáo viên xuất sắc. Kính chúc các thầy giáo cô giáo một ngày 20/11 hạnh phúc!
LUALA concert chúc mừng năm mới 2018
Thứ Bảy, 31. 12. 2017: 15h đến 17h
Ngày cuối cùng của năm 2017. Ở khu vực Nhà hát Lớn đang chuẩn bị để buổi tối có chương trình Heineken Countdown.
Các ca sĩ ở đây đang thử tiết mục.
Có hẳn một bàn mixer to đang chỉnh âm thanh, bật toàn nhạc dubstep, house, dance… làm tôi cũng lo lo, không biết có ảnh hưởng gì đến dàn nhạc LUALA không.
May quá, sau sự cố ở tuần thứ 2 thì bên LUALA và Heineken đã thỏa thuận với nhau sẽ chỉ test âm thanh đến 3h30 thôi. Sau đó thì nhường cho dàn nhạc.
Hôm nay nhiều phóng viên, vì hôm nay ở đây cũng diễn ra khai mạc triển lãm “Giao hưởng sắc màu” đợt hai.
Nhưng Hà Nội lạnh quá, lại ẩm ướt, dàn nhạc vì thế được bố trí thêm mấy cái ô. Đang có lễ hội hoa ở Hồ Gươm, người đi bộ cũng rất đông, nên ngoài những khán giả quen thuộc của LUALA còn có rất nhiều bạn ngoại tỉnh tò mò đến xem.
Rất nhiều em nhỏ được bố mẹ cho ăn mặc thật cẩn thận; Chắc cả nhà đến xem rồi kết thúc chương trình là đi chơi và đón giao thừa luôn. Còn vài tiếng thôi là 2012 tới rồi!
Sáng Chủ Nhật, 1. 1. 2018: Từ 10h đến 12h
Đêm qua, nhiều thành viên dàn nhạc cũng đón giao thừa rất muộn, nhưng hôm nay mọi người vẫn hăng hái cho buổi diễn đầu tiên của năm mới.
Trên phố, rất nhiều “tàn dư” của buổi lễ Heineken Countdown đêm qua còn lại.
Cellist Trịnh Hoàng My sáng nay thế chỗ cho cellist Trần Thị Mơ.
Hôm nay trời rét nhưng con trai của contrabassist Ngô Toàn Thắng cũng đến ngồi với cha. Cậu bé cầm giúp cha bản nhạc và ngồi nghe rất là ngoan.
Rất đông người đến xem. Cũng như hôm qua, hôm nay có nhiều người đi bộ trên các con phố xung quanh. Có vẻ như nhiều người chưa từng biết dàn giao hưởng LUALA, thế là dừng lại nghe.
Nghệ sĩ Nhất Lý (áo trắng)- người phụ trách âm thanh cho dàn LUALA đang đứng với anh ruột là bác Nguyễn Lân – một người chuyên về xiếc. Hai bác có chương trình xiếc “Làng tôi” được đón nhận rất nồng nhiệt ở nước ngoài.
Họa sĩ Nguyễn Đức Phương (áo cổ cao, khoanh tay) có tranh triển lãm đợt này, đứng đăm chiêu cạnh một bạn gái xinh ơi là xinh.
Người đi ngang phố thì xem tranh khá đông. Nhưng nhiều khán giả giờ nghỉ giải lao cũng không dám ra xem tranh vì phải lo giữ chỗ.
Dàn nhạc hôm nay có một bản biến tấu khá thú vị của violinist Nguyễn Xuân Huy và violinist Nguyễn Thị Thu Nga.
Mọi người trong dàn nhạc lắc lư theo điệu nhạc. Violist Doãn Kiều Anh còn mang điện thoại ra chụp hình. Chú thích thêm là violist Doãn Kiều Anh và violist Doãn Trung Anh (ngồi bên cạnh) trong dàn nhạc là có họ hàng với nhau.
Sau đó màn solo của violinist Nguyễn Mạnh Hải kết thúc chương trình. Violinist Nguyễn Xuân Huy đùa, ra “lì xì” đầu năm cho anh Hải… Anh Hải cười rồi trêu rằng chiều nay về sẽ đánh con đề. Cả dàn nhạc cười vui, không khí năm mới thật nhẹ nhõm, dễ chịu.
Chiều Chủ Nhật, 1. 1. 2012: Từ 15h đến 17h
Chiều nay tại LUALA concert có thêm cây đàn piano. Lúc tôi đến đã thấy violinist Nguyễn Khắc Thành đang chơi nghịch vài bản nhẹ nhàng rồi.
Đúng 3h, dàn nhạc bắt đầu chơi. Có vẻ như nhiều người biết hôm nay có chương trình đặc biệt nên đến sớm để giữ chỗ.
Khu vực khán giả có căng một cái dây ở ngoài để làm ranh giới; hôm nay đông quá.
Violinist Tú “xỉn” ( dựa lưng vào cột đèn) cũng đến xem các đồng nghiệp của mình biểu diễn.
Kế là màn kết hợp của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng và ca sĩ Hồng Vy. Anh Hùng tâm sự, mặc dầu là vợ chồng nhưng đây là lần đầu tiên anh đệm đàn cho chị nhà hát.
Cellist Nguyễn Thanh Tú cũng được kéo lên đệm đàn cho Xuân Huy.
Lúc sau hai anh em nghệ sĩ Nguyễn Lân (áo xanh) Nhất Lý (áo trắng) cũng ra nhập tiệc. Hôm nay ở LUALA có bé nhìn thấy hai bác kéo mẹ ra đòi gặp ông già Noel!
Mọi người đàn hát, uống bia, rồi bắt đầu khiêu vũ.
Khi ra về, tình cờ tôi gặp hai họa sĩ Hường By Nguyễn và Thu Thủy (vừa có triển lãm Phập Phồng tại viện Goethe) cũng ra đây xem tranh. Hai chị rất muốn tham gia chương trình này nhưng bảo có lẽ phải để đến đợt sau vậy.